B1-28 Liên Phường, Phước Long B
Tp. Thủ Đức, Tp. HCM
08:30 - 17:30
Thứ 2 - Thứ 6

Tổng hợp lịch cúng Tết 2025 chuẩn để đón năm mới trọn vẹn

29/11/2024
Tổng hợp lịch cúng Tết 2025 chuẩn để đón năm mới trọn vẹn
Tết Nguyên Đán không chỉ là dịp đoàn tụ mà còn là dịp thể hiện lòng tri ân với bề trên, người đã khuất. Điều này được thể hiện qua các lễ cúng Tết truyền thống.

Việc thực hiện các lễ cúng đúng ngày, đúng cách giúp gia đình đón năm mới bình an, may mắn. Cùng Food City tìm hiểu lịch cúng Tết 2025 chi tiết để bạn có thể chuẩn bị chu đáo hơn nhé!

I. Những ngày lễ cúng Tết đặc biệt cần lưu ý

Các nghi lễ cúng Tết là một phần không thể thiếu trong những ngày đầu năm. Những lễ cúng này không chỉ giúp con cháu kết nối với cội nguồn mà còn là dịp để bày tỏ lòng thành kính, tôn trọng những giá trị văn hóa truyền thống.

Dưới đây là những ngày lễ cúng Tết quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán.

- Lễ cúng ông Công, ông Táo (Từ ngày 23 tháng chạp đến ngày 30 tháng chạp âm lịch - Lịch dương: 22 - 28/01/2025)

- Cúng Tất niên (Thường từ ngày 16 tháng chạp đến 30 tháng chạp âm lịch - Lịch dương: 15 - 28/01/2025)

- Lễ Rước ông bà (Vào ngày 29 - 30 tháng chạp âm lịch - Lịch dương: 27 - 28/01/2025)

- Cúng Giao thừa (Đêm giao thừa vào 30 tháng chạp - Lịch dương: 28/01/2025)

- Lễ cúng đón Tân niên (Mùng 1 tháng giêng - Lịch dương: 29/01/2025)

- Cúng Tịch điện và Chiêu điện (Vào mùng 2 tháng giêng - Lịch dương: 30/01/2025)

- Cúng hóa vàng (Mùng 3 tháng giêng - Lịch dương: 31/01/2025)

- Lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa (Vào mùng 10 tháng giêng - Lịch dương: 07/02/2025)

II. Tổng hợp lịch cúng Tết 2025 chuẩn

1. Lễ cúng ông Công, ông Táo

Lễ cúng ông Công - ông Táo về trời

Lễ cúng ông Công - ông Táo về trời

Lễ cúng ông Công, ông Táo diễn ra vào ngày 23 tháng chạp đến ngày 30 tháng chạp là một trong những ngày quan trọng nhất trong dịp Tết. Đây là dịp để gia đình tạ ơn các vị thần đã giúp đỡ suốt năm qua và cầu mong năm mới sẽ mang đến nhiều tài lộc, bình an.

Mâm cúng ngày Tết ngoài mâm cỗ mặn thì vào ngày này không thể thiếu cá chép vì cá chép tượng trưng cho phương tiện đưa ông Táo lên trời.

2. Cúng Tất niên

Mâm cúng Tất niên ngày Tết

Mâm cúng Tất niên ngày Tết

Cúng Tất niên là lễ cúng tạm biệt năm cũ, chuẩn bị đón chào năm mới. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình nhìn lại một năm đã qua, tạ ơn tổ tiên đã phù hộ, đồng thời cầu mong một năm mới thuận lợi, phát tài phát lộc.

Cúng Tất niên là một trong những lễ cúng quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán, là thời điểm để các gia đình bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên. Vì ý nghĩa thiêng liêng đó, mâm cúng tất niên phải được chuẩn bị một cách tươm tất, chu đáo và trang trọng. 

Mỗi món ăn, lễ vật trên mâm cỗ đều phải được chọn lựa kỹ lưỡng, không chỉ để tôn vinh tổ tiên mà còn thể hiện sự trân trọng đối với những giá trị truyền thống. 

3. Lễ Rước ông bà

Sau khi cúng Tất niên, gia đình thường thực hiện lễ rước ông bà về ăn Tết để thể hiện lòng hiếu kính và tưởng nhớ của con cháu đến ông bà, tổ tiên đã khuất. 

Lễ rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết

Lễ rước ông bà, tổ tiên về ăn Tết 

Mặc dù lễ cúng Tết này không phải là một nghi lễ cúng bái phức tạp, nhưng đây là một dịp quan trọng để gia đình tưởng nhớ và cầu nguyện cho tổ tiên về bên gia đình. Tùy vào mỗi gia đình mà mâm cỗ cúng Tết này có thể là mâm cỗ mặn hoặc mâm cỗ chay.

4. Cúng Giao thừa

Mâm cỗ đón Giao thừa cùng gia đình

Mâm cỗ đón Giao thừa cùng gia đình

Cúng Giao thừa diễn ra vào khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lễ cúng Giao thừa mang ý nghĩa cầu may mắn, tài lộc, công danh và sức khỏe cho gia đình trong năm mới.

Trong lễ cúng Giao thừa, gia chủ sẽ dâng cúng một mâm lễ đầy đủ gồm các loại trái cây, hoa và những món ăn đặc trưng như: bánh chưng, bánh tét, mứt, kẹo… kèm theo nhang, rượu, nước lọc và trà để thể hiện lòng thành kính.

Sau khi hoàn tất nghi thức cúng Giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ tụ họp bên nhau, cùng đón mừng năm mới, chia sẻ những khoảnh khắc tuyệt vời nhất.

5. Lễ cúng đón Tân niên

Lễ cúng Tết đón Tân niên diễn ra vào ngày đầu tiên của năm mới là mùng 1 tháng giêng. Lễ cúng Tân niên không chỉ là sự khởi đầu của năm mới mà còn là dịp để cầu nguyện cho sự nghiệp thăng tiến, gia đình hạnh phúc, mọi việc thuận lợi trong suốt cả năm. 

Lễ cúng đón Tân niên gặp may mắn

Lễ cúng đón Tân niên gặp may mắn

Mâm cúng trong lễ Tân niên thường là các món ăn đơn giản, gia chủ còn phải chuẩn bị các lễ vật phù hợp với truyền thống cúng Tết. Sau khi hoàn tất nghi lễ cúng bái, các thành viên trong gia đình sẽ quây quần bên mâm cơm Tân Niên, thưởng thức những món ăn đặc trưng ngày Tết.

6. Cúng Tịch điện và Chiêu điện

Lễ cúng Chiêu Điện và Tịch Điện diễn ra cùng ngày vào mùng 2 tháng giêng, mang ý nghĩa và thời gian thực hiện khác nhau. Cúng Chiêu Điện được tổ chức vào sáng mùng 2, mang thông điệp mời ông bà, tổ tiên về sum họp, thưởng thức bữa cơm đoàn viên cùng gia đình. 

Cúng Tịch điện và Chiêu điện vào ngày Tết

Cúng Tịch điện và Chiêu điện vào ngày Tết

Ngược lại, cúng Tịch Điện diễn ra vào chiều cùng ngày với mục đích tiễn tổ tiên về nơi an nghỉ sau một ngày đón tiếp. Tùy vào truyền thống mỗi gia đình, mâm cỗ có thể là món ăn mặn hoặc chay. 

Mâm cúng ngày Tết thường bao gồm các món đặc trưng như bánh chưng, thịt heo, gà luộc, bánh tét, dưa hành và cơm trắng, thể hiện sự kính trọng và mong muốn gia đình được ấm no, hạnh phúc trong năm mới.

7. Cúng hóa vàng

Lễ hóa vàng vào ngày Tết

Lễ hóa vàng vào ngày Tết

Lễ cúng hóa vàng còn gọi là lễ tiễn ông bà, diễn ra sau khi gia đình đã đón ông bà về ăn Tết vào ngày 30 tháng chạp âm lịch. Đây là một lễ cúng Tết thể hiện lòng hiếu kính và biết ơn đối với tổ tiên, một phong tục không thể thiếu. 

Lễ cúng hóa vàng thường được tổ chức vào mùng 3 tháng giêng với nghi thức đốt vàng mã và các vật phẩm để tiễn đưa tổ tiên, ông bà trở lại cõi âm.

8. Lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa

Lễ cúng bái Thần Tài, Thổ Địa

Lễ cúng bái Thần Tài, Thổ Địa

Ngày mùng 10 Tết là ngày vía Thần Tài, là dịp để các gia đình đặc biệt là những người kinh doanh cúng Thần Tài và Thổ Địa. Thần Tài là vị thần cai quản tài lộc, còn Thổ Địa bảo vệ đất đai và nhà cửa.

Vì vậy, trong các nghi thức cúng Tết thì lễ cúng Thần Tài và Thổ Địa đóng vai trò quan trọng mang theo ý nghĩa cầu chúc cho một năm mới đầy tài lộc, thành đạt và thịnh vượng. 

Việc thực hiện các lễ cúng Tết Nguyên Đán 2025 đúng cách không chỉ giúp bạn tỏ lòng thành kính mà còn mang đến bình an, may mắn cho cả gia đình. Hãy lưu lại lịch cúng Tết này để chuẩn bị chu đáo nhất.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang muốn tìm những món quà Tết 2025 vừa tinh tế, vừa mang ý nghĩa sâu sắc dành tặng người thân, bạn bè thì đừng quên ghé thăm Food City ngay nhé!

 

Vê Ra