Người Việt tự hào với sự đa dạng và phong phú trong việc sáng tạo bánh, đặc biệt là các loại bánh Tết, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc.
Các loại bánh Tết đều là một biểu tượng của văn hóa, lịch sử và tình yêu gia đình. Bởi vậy để tìm hiểu rõ hơn về mỗi loại bánh này, mời bạn cùng Food City khám phá các loại bánh chưng, bánh giầy, bánh in và nhiều loại bánh khác, mang hương vị quê hương, gắn kết tình thân và lan tỏa niềm vui ngày Tết
Các loại bánh Tết là nét văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam
I. Vì sao các loại bánh Tết truyền thống lại phổ biến vào những ngày đầu năm?
Có nhiều lý do khiến cho các loại bánh truyền thống của Việt Nam trở nên phổ biến trong những ngày Tết, hãy cùng Food City tìm hiểu nhé:
1. Mang biểu tượng văn hóa truyền thống từ xa xưa
Các loại bánh ngày Tết Việt Nam không chỉ đơn giản là ẩm thực mà còn là biểu tượng văn hóa đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Các loại bánh này thường xuất hiện trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán, thể hiện rõ nét truyền thống và phong tục Việt Nam, mang lại cảm giác gần gũi với cội nguồn và giá trị văn hóa.
2. Mang ý nghĩa gắn kết các thành viên trong gia đình
Việc cùng nhau làm bánh Tết đã trở thành một hoạt động ý nghĩa trong mỗi gia đình Việt. Các thành viên cùng nhau chuẩn bị nguyên liệu, gói bánh, nấu bánh, tạo nên không khí ấm áp, gắn bó. Đây là dịp để các thành viên gia đình gần gũi hơn, chia sẻ niềm vui và tạo nên những kỉ niệm đáng nhớ.
Gia đình cùng nhau quây quần gói các loại bánh Tết truyền thống
3. Nguyên liệu tạo nên các loại bánh truyền thống gần gũi với người dân Việt Nam
Nguyên liệu làm bánh truyền thống rất quen thuộc với người Việt Nam, như gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, lá chuối... Những nguyên liệu này không chỉ dễ tìm mà còn mang lại hương vị đặc trưng, làm cho ai cũng nhớ đến hương vị quê nhà, không khí Tết sum vầy.
II. Top 8 các loại bánh ngày Tết Việt Nam bạn nên biết
1. Bánh chưng
Loại bánh truyền thống luôn phải được kể đến đầu tiên là bánh chưng, bánh có hình vuông, đại diện cho đất theo quan niệm "trời tròn, đất vuông". Nhân bánh làm từ đậu xanh và thịt lợn, gói trong lá dong và nấu chín.
Bánh chưng ngoài là món ăn truyền thống còn chứa đựng ý nghĩa tri ân đối với trời đất và tổ tiên. Mỗi chiếc bánh đều thể hiện sự khéo léo của người làm mà hương vị thơm ngon của nó, cùng với những câu chuyện xung quanh tạo nên một nét văn hóa độc đáo, khiến mỗi dịp Tết trở nên ý nghĩa hơn.
Bánh chưng ngày Tết
2. Bánh giầy
Bánh giầy có hình tròn, tượng trưng cho bầu trời. Được làm từ gạo nếp giã nhuyễn, bánh có vị dẻo, thơm và mềm mịn. Theo truyền thuyết, bánh giầy biểu tượng cho lòng hiếu thảo và sự kính trọng đối với tổ tiên.
Bánh giầy là một trong các loại bánh ngày Tết Việt Nam được chưng phổ biến ở bàn thờ gia tiên miền Bắc. Khi thưởng thức loại bánh này sẽ được dùng cùng giò chả làm kích thích vị giác của người dùng.
Bánh giầy ngày Tết tượng trưng cho bầu trời
3. Bánh Tét
Ngược lại với bánh chưng bánh giầy thì bánh tét là một trong các loại bánh Tết khá phổ biến ở miền nam và miền trung, nó có hình trụ dài, tương tự như bánh chưng nhưng được gói trong lá chuối, buộc bằng dây lạc.
Bánh tét người ta thường sử dụng từ đòn đi trước nó, với sự khéo léo của người dân Việt Nam nên bánh Tét có nhiều hương vị khác nhau như bánh tét nhân chuối, bánh tét nhân thịt heo, bánh tét ngũ sắc, bánh tét nhân đậu,...
Đòn bánh tét được treo lên sau khi luộc
4. Bánh in
Bánh in có nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau, thường in hình hoa văn chữ phúc, lộc, thọ bên trên bánh. Nguyên liệu chính của bánh in là được làm từ bột nếp, đường và đậu xanh, nó không chỉ ngon mà còn mang ý nghĩa may mắn, phúc lành.
Món bánh này thường được các gia đình mời khách trong dịp Tết, mọi người cùng nhau thưởng thức từng miếng bánh mềm xốp, nhâm nhi chút trà đắng chát, và tán gẫu về những câu chuyện đầu năm đầy ý nghĩa.
Bánh in với những hoa văn bắt mắt
5. Bánh đậu xanh
Các loại bánh truyền thống của Việt Nam không thể thiếu bánh đậu xanh của Hải Dương. Với vị ngọt thanh, dịu nhẹ, được làm từ đậu xanh tán mịn và một chút beo béo của dầu thực vật. Chúng được ép và những khuôn nhỏ vuông vức bên ngoài được bọc bởi lớp giấy vàng - màu sắc may mắn của dịp Tết.
Sự hiện diện của bánh đậu xanh vào ngày Tết không chỉ góp phần làm phong phú thêm mâm cỗ Tết mà còn là biểu tượng của sự tri ân và tấm lòng kính trọng.
Bánh đậu xanh đặc sản Hải Dương
6. Bánh ít lá gai - bánh gai
Bánh gai là tên gọi khác của bánh ít lá gai, có màu đen đặc trưng, được làm từ bột nếp và lá gai, với nhân đậu xanh hoặc dừa. Hương vị của bánh là sự kết hợp hoàn hảo giữa độ dẻo bùi của bột nếp và mùi thơm của lá gai, tạo nên một món ăn vừa ngon miệng vừa hấp dẫn.
Bánh ít lá gai thường xuất hiện trong các dịp lễ hội và Tết Nguyên Đán, mang lại nét đặc trưng riêng cho ngày Tết. Việc làm và thưởng thức bánh ít lá gai cũng là cách để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Bánh ít lá gai với màu đen đặc trưng
7. Bánh pía
Bánh pía là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng, nổi bật với lớp vỏ mỏng và nhiều lớp nên còn được gọi là bánh lột da. Bên trong bánh là sự hòa quyện giữa nhân đậu xanh, sầu riêng và lòng đỏ trứng muối, tạo nên hương vị đặc biệt là vị ngọt ngào của sầu riêng, mằn mặn của trứng muối và béo bùi của đậu xanh.
Hương vị của bánh pía sẽ phù hợp hơn với khẩu vị của người miền tây vì hương vị đặc trưng của bánh pía khá ngọt, khi dùng nên thưởng thức cùng nước trà để làm dịu lại hậu ngọt của bánh.
Bánh pía đặc sản Sóc Trăng
8. Bánh tổ - niên cao
Bánh tổ, còn được gọi là niên cao, là đặc sản của miền Trung đặc biệt là vùng Quảng Nam. Bánh có hình dạng tròn hoặc chữ nhật, được làm từ bột nếp, đường và nước cốt dừa. Vị ngọt, dẻo thơm của bánh tổ không chỉ làm hài lòng người thưởng thức mà còn mang ý nghĩa sâu sắc.
Bánh tổ cũng là một trong các loại bánh truyền thống thường được dùng để cúng tổ tiên trong dịp Tết, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với cội nguồn. Sự hiện diện của bánh tổ trong ngày Tết sẽ làm phong phú thêm mâm cỗ và thể hiện sự kết nối giữa các thế hệ.
Bánh tổ mềm, thơm dẻo
III. Điều cần quan tâm khi mua các loại bánh truyền thống trên thị trường hiện nay
Khi mua bánh truyền thống, bạn cần chú ý một số điều sau để đảm bảo chất lượng và an toàn, cũng như giữ được ý nghĩa các loại bánh truyền thống của dân tộc.
Trên thị trường hiện nay tràn lan các địa chỉ bán bánh tự phát, vì vậy khi mua bánh bạn cần lựa chọn các địa chỉ có thương hiệu và uy tín để đảm bảo nguồn gốc và chất lượng sản phẩm. Kiểm tra hạn sử dụng để đảm bảo bánh có hạn sử dụng rõ ràng và được bảo quản tốt. Đặc biệt, cần chọn bánh làm từ nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hy vọng với những thông tin mà Food City cung cấp, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về các loại bánh truyền thống vào ngày Tết của Việt Nam ta. Nếu bạn biết thêm loại bánh nào thì cùng để lại bình luận cho chúng mình biết nhé!