Tết 2025 vào ngày bao nhiêu? Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025

10/08/2024
Tết 2025 vào ngày bao nhiêu? Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025
Tết 2025 hay còn gọi là tết Ất Tỵ. Chỉ còn hơn 150 ngày nữa là tết, ai ai cũng háo hức chờ tết đến. Vậy cùng tìm hiểu tết 2025 vào ngày bao nhiêu.

I. Lịch nghỉ Tết dương lịch 2025

Liệu còn bao nhiêu ngày nữa đến tết dương lịch 2025?

Tết dương lịch hay còn thường gọi là tết Tây, rơi vào ngày 01/ 01 dương lịch hằng năm, là một ngày quan trọng trên thế giới. Đánh dấu một năm cũ đã hết, một năm mới lại đến, mọi người chúc nhau những điều may mắn và tốt đẹp nhất. Chỉ còn hơn 100 ngày nữa là đến tết dương lịch 2025. 

lịch tết 2025

Vậy khi nào nghỉ tết dương lịch năm 2025?

Năm nay, Tết dương lịch ngày 01/01/2025 rơi vào thứ 4 trong tuần, chính vì vậy, học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chỉ được nghỉ duy nhất 1 ngày. Tuỳ từng đơn vị, doanh nghiệp sẽ có sắp xếp ngày nghỉ thêm hoặc không.

II. Tết âm lịch 2025

Tết âm lịch hay còn gọi là Tết Nguyên Đán, tết cổ truyền, là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất và quan trọng nhất của người Việt Nam và một số nước châu Á khác. Đây là dịp để mọi người trong gia đình sum vầy bên nhau, cùng nhìn lại năm cũ và đón một năm mới bình an. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp và nhiều điều may mắn.

1. Tết 2025 vào ngày bao nhiêu?

Tết Nguyên Đán 2025 bắt đầu từ 28/12 âm lịch, tức ngày 27/01/2025 dương lịch, ngày thứ hai đầu tuần. 

Giao thừa năm 2025 rơi vào tháng thiếu, sẽ không có ngày 30, mà rơi vào ngày 29/12, tức thứ 3, ngày 28/1/2025. 

Mùng 1 tết Ất Tỵ vào thứ 4 ngày 30/01/2025

Mùng 2 tết Ất Tỵ vào thứ 5 ngày 31/01/2025

Mùng 3 tết Ất Tỵ vào thứ 6 ngày 01/02/2025

Mùng 4 tết Ất Tỵ vào thứ 7 ngày 02/02/2025

Mùng 5 tết Ất Tỵ vào chủ nhật ngày 03/02/2025

Vậy trả lời cho câu hỏi Tết 2025 vào ngày bao nhiêu, Tết 2025  chính thức bắt đầu vào ngày 30/ 01/ 2025 dương lịch. 

2. Lịch nghỉ tết âm lịch 2025

Mỗi khi tết đến, ngoài mong chờ được bên gia đình, đi chơi với bạn bè thì dường như ai cũng ao ước lịch nghỉ tết của mình có thể nghỉ nhiều ngày nhất có thể để có thể dành nhiều thời gian hơn ở bên gia đình cũng như không muốn bắt đầu chuỗi ngày học tập làm việc mệt mỏi.

Tuỳ vào từng đối tượng ở các đơn vị, cơ quan doanh nghiệp khác nhau sẽ có lịch nghỉ tết 2025 không giống nhau. Theo như hàng năm, dự kiến lịch nghỉ tết 2025 có thể kéo dài từ 7 đến 9 ngày. Hiện tại vẫn chưa có công bố lịch nghỉ tết chính thức từ nhà nước.

3. Tết Nguyên đán 2025 là năm con gì?

Năm 2025 là năm Ất Tỵ tức năm con rắn.

III. Hoạt động trước tết Nguyên đán 2025

Chắc chắn mỗi năm tết đến, ngoài háo hức mong chờ giây phút được sum vầy bên gia đình thì con người ta cũng rất thường thức cái không khí chuẩn bị đón tết. Vậy những hoạt động nào làm cho không khí đón tết khiến con người ta mong chờ như vậy?

1. Dọn dẹp, trang trí nhà cửa

Hoạt động mở đầu cho chuỗi các hoạt động chuẩn bị đón tết là dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Người xưa quan niệm rằng việc dọn dẹp nhà cửa nhằm quét dọn mọi thứ đã cũ để nhà cửa sạch sẽ đón những điều mới mẻ. 

Ở các vùng miền khác nhau sẽ có cách trang trí nhà cửa khác nhau, và việc trang trí nhà cửa làm cho ngôi nhà trở nên rực rỡ mới mẻ hơn đón những điều may mắn tốt lành. Một số vùng miền có phong tục treo cây nêu, dán câu đối cầu cho năm mới vạn sự như ý.

Trước tết khi nào là thích hợp nhất để dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Không có quy định cụ thể ngày nào, nhưng thời điểm thích hợp nhất là từ ngày 20 tháng chạp hàng năm. 

2. Mua hoa ngày Tết

Mua hoa ngày tết là hoạt động trước tết không thể thiếu. Người dân Việt Nam có phong tục mua hoa ngày tết để trưng bàn thờ tổ tiên và trưng trên bàn, cho nhà cửa thêm hương sắc. 

Không có quy định nào bắt buộc phải trưng hoa gì. Tuy nhiên người ta vẫn truyền miệng nhau về một số loại hoa nên tránh trưng vào ngày tết để tránh gặp xui xẻo như: cúc vạn, hoa nhài, hoa râm bụt, phù dung,...

3. Cúng ông bà, tổ tiên

Tết đến xuân về là cơ hội để con cháu tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Nhà nhà đều chuẩn bị mâm ngũ quả để thờ cúng. 

Mỗi vùng miền lại có những công thức mâm ngũ quả riêng. Ví như, mâm ngũ quả của người miền Bắc sẽ có 5 loại quả với năm màu sắc khác nhau nhằm tượng trưng cho ngũ hành, mâm ngũ quả trong miền Nam thường có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài biểu trưng cho ý nghĩa “cầu sung vừa đủ xài”

4. Chuẩn bị bánh mứt

Một món quà bánh mà chúng ta thường bắt gặp trong ngày Tết không thể không kể đến mứt. Mứt là thứ quà bánh được nhà nhà lựa chọn để tiếp đãi khách khứa đến nhà chúc tết, với ý nghĩa chúc phúc những điều tốt đẹp và luôn bình an. 

Để Tết thêm đủ đầy, các bà nội trợ thường có xu hướng tự chuẩn bị mứt Tết, nào là mứt vỏ bưởi, mứt dừa,... Đem mứt các loại với màu sắc khác nhau đựng trong những chiếc hộp hình ngũ giác màu đỏ, đơn giản nhưng bắt mắt. Khiến cho bàn trà tiếp khách thêm rực rỡ.

Đối với nhiều người Việt, mứt dừa không đơn giản chỉ là thức quà ngon miệng mà nó còn chứa đựng cả bầu trời ký ức về những cái tết ấm áp đã qua. Dù thời gian có thay đổi nhiều thứ, có nhiều món ngon thì không gì có thể thay thế được mứt các loại trong ngày tết.

5. Đưa ông Táo về trời

Nước ta có truyền thống cúng ông Công ông Táo từ xa xưa. Vậy trước Tết khi nào thì cúng ông Công ông Táo? Tương truyền ông Công, ông Táo là các vị thần cai quản trong gia đình, cứ 23 tháng chạp hàng năm, các ông lại cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về những gì xảy ra trong gia đình, để Ngọc Hoàng định đoạt xử phạt hay khen thưởng.

Chính vì thế, người dân Việt Nam vẫn luôn thực hiện nghi thức cúng các vị thần này trước trưa ngày 23 tháng chạp, với mong muốn cầu cho một năm mới bình an, may mắn. 

Về nghi thức cúng, mỗi nhà sẽ có nghi thức cúng khác nhau. Tuy nhiên, một món đồ không thể thiếu trong lễ cúng ông Công ông Táo là hương, hoa quả, cá chép. Mọi người truyền miệng nhau rằng nên cúng vào trước buổi trưa vì cúng sau buổi trưa, các vị thần không còn ở dưới hạ giới để nhận đồ cúng.

6. Tổ chức tất niên, đón giao thừa

Trước Tết khi nào thì Tất Niên? Tất niên thường được tổ chức vào ngày 29 hoặc 30 tháng chạp. Các gia đình sẽ cúng tất niên để tạ ơn ông bà tổ tiên đã phù hộ con cháu, tạ ơn các vị thần linh đã ban cho mưa thuận gió hoà. Đây cũng là lúc gia đình sum họp với nhau, ăn bữa cơm và cùng tâm sự với nhau về một năm cũ sắp qua.

Sau tiệc tất niên là khoảng thời gian gia đình cùng nhau chờ đợi khoảnh khắc giao thừa. Cùng chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, đón chào một năm mới bình an.

IV. Làm gì trong ngày Tết 2025

Với không khí tưng bừng, nhộn nhịp trong tết Nguyên đán mang đến vô vàn những hoạt động thú vị và ý nghĩa. Vậy, bạn đã lên kế hoạch cho những ngày Tết 2025 của mình chưa? Hãy cùng khám phá những hoạt động truyền thống không thể bỏ qua trong dịp Tết này nhé!

1. Chúc Tết ông bà, cha mẹ

Việc chúc Tết ông bà, cha mẹ là một trong những hoạt động không thể thiếu. Đây là cách thể hiện sự biết ơn, lòng hiếu thảo và tình cảm đối với gia đình. 

Bạn cũng có thể chuẩn bị một số món quà để thể hiện sự thể hiện sự quan tâm hay đơn giản là thay cho lời muốn nói. Một số món quà tốt cho sức khoẻ của ông bà, cha mẹ như hộp quà tết yến sao. Đây là một sự lựa chọn đáng cân nhắc, bởi món quà đáp ứng đủ các tiêu chí về sản phẩm tốt cho sức khoẻ, hình thức đóng gói sản phẩm cũng rất bắt mắt, thể hiện được tậm ý của nguời gửi

2. Đi chùa cầu an

Đi chùa cầu an là một đẹp văn hoá truyền thống của người dân Việt Nam. Tết khi nào là thích hợp nhất để đi chùa cầu an? Sau khi đón giao thừa, hoặc sáng mùng 1, mọi người sẽ lên chùa để hái lộc, cầu bình an, may mắn cho bản thân cũng như người thân và bạn bè. 

3. Đi thăm họ hàng, bạn bè

Người Việt Nam có tình thần đoàn kết, gắn bó keo sơn, họ rất coi trọng những mối quan hệ. Tết là thời điểm thích hợp để  mọi người gặp gỡ, thăm hỏi lẫn nhau, củng cố mối quan hệ. Mọi người sẽ ghé thăm nhà nhau và gửi tặng nhau những lời chúc sức khoẻ. Đây là dịp để mọi người tăng cường tình cảm, sự gắn kết trong cộng đồng.

Ngoài ra, người Việt thường tặng nhau những món quà tết, bánh chưng, hoa, trái cây, hoặc các sản phẩm truyền thống khác như có ý nghĩa may mắn và phong thủy tốt lành. Những món quà này thể hiện sự quan tâm, tôn trọng và mong muốn gửi lời chúc phúc đến người nhận.

Việc đi thăm họ hàng, bạn bè và trao đổi những món quà Tết góp phần quan trọng vào việc gìn giữ và phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán.

4. Đi du lịch

Tết là thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch với gia đình, người thân, bạn bè. Tết là khoảng thời gian mọi người đều được nghỉ, hơn nữa, kỳ nghỉ tết là kỳ nghỉ dài đủ để diễn ra một chuyến du lịch. 


Đi du lịch cùng gia đình để gắn kết các thành viên trong gia đình, cùng nhau trải nghiệm cái mới, cùng tâm sự để thấu hiểu nhau hơn,...

5. Lên kế hoạch cho năm mới

Ngày Tết là đánh dấu năm cũ đã hết và bắt đầu một năm mới, thời điểm lý tưởng để lên kế hoạch, đặt mục tiêu và lên kế hoạch hành động cho năm mới. Đây là cơ hội để bạn tổng kết lại những gì đã đạt được trong năm cũ và những gì cần cố gắng hơn trong năm 2025.

V. Những điều cần kiêng kỵ trong ngày Tết cổ truyền

Ăn nói xui xẻo: Đầu năm mới, ai cũng muốn nghe được lời hay ý đẹp, chính vì thế ăn nói xui xẻo là điều kiêng kỵ. Cho dù là nói đùa cũng cần tránh những hàm ý xui xẻo. Bởi người xưa quan niệm rằng, đầu năm nhận phải điều xui thì cả năm đấy đều xui.

Đổ vỡ đồ: là điều cấm kỵ trong ngày Tết ở Việt Nam. Người Việt Nam cho rằng đổ vỡ đồ mang ý nghĩa của sự chia ly, nếu đầu năm mới làm vỡ đồ thì năm đó sẽ xảy ra sự chia ly.

Cãi nhau: Tết là thời điểm mà người thân bạn bè tụ họp, việc cãi nhau trong ngày tết gây ảnh hưởng đến tâm trạng của mọi người xung quanh. Ở một số nơi, người ta quan niệm, cãi nhau ngày đầu năm mới, có thể cả năm đó sẽ bất hoà.

Cắt tóc, móng tay, móng chân: Các cụ cho rằng tóc, móng tay, móng chân là những phần gắn liền với cơ thể chúng ta, chính vì vậy khi cắt đi những phần này sẽ cắt đi sức khoẻ hay những điều may mắn của mình. Vì vậy, điều này là cấm kỵ trong ngày tết Nguyên Đán.

Thời gian như thoi đưa, chỉ còn vài tháng nữa thôi là chúng ta sẽ cùng nhau đón chào một cái Tết mới - Tết 2025. Hãy tận dụng khoảng thời gian quý báu này để hoàn thành những mục tiêu còn dang dở, khép lại một năm đầy biến động và sẵn sàng cho những khởi đầu mới. Đừng để bất kỳ điều gì làm cản trở bước tiến của bạn

Hy vọng bài viết trên của Food City có thể mang lại thông tin hữu ích cho các bạn. Còn chần chờ gì mà không lên ngay kế hoạch để trở về với gia đình đón Tết 2025.

Ái Linh