Trong văn hóa của người Việt, trước khi kết thúc năm cũ, mỗi gia đình cần phải chuẩn bị một mâm cúng ông Táo, để đưa ông về trời bẩm chuyện với Ngọc Hoàng.
Mỗi năm khi Tết đến, các gia đình Việt lại tất bật chuẩn bị mâm
cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Đây không chỉ là một nghi lễ tâm linh quan trọng mà còn là dịp để mỗi gia đình bày tỏ lòng thành kính và mong ước một năm mới đầy may mắn, bình an.
I. Ý nghĩa văn hóa của người Việt về mâm cúng ông táo
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo quân hay còn gọi là ông Công ông Táo, là các vị thần cai quản việc bếp núc, gia đạo. Việc đưa ông Táo về trời được xem là hành động tôn kính, cầu mong Táo quân sẽ mang đến những lời tốt đẹp, giúp gia đình năm sau được nhiều may mắn, tài lộc.
Mâm cúng ông Táo không chỉ là bày tỏ lòng thành kính mà còn thể hiện mong muốn của gia đình cho một năm mới đầy thuận lợi. Mâm cúng đẹp mắt, đủ đầy còn là cách để bày tỏ lòng hiếu khách của gia chủ, hy vọng ông Táo sẽ mang đến nhiều phúc lộc.
Mâm cúng ông Táo thịnh soạn đầy đủ các món
II. Cúng ông Táo những gì để một năm đầy tài lộc và may mắn?
Mâm cơm ông Công ông Táo thường bao gồm những món ăn truyền thống của người Việt, nhưng phải đảm bảo có đĩa gạo, muối, thịt heo luộc, xôi, chè, đĩa trái cây và bình hoa tươi. Ngoài ra còn cần có 3 ly rượu, và 3 chén trà, 3 bộ chén đũa. Đây là những món ngoài mang ý nghĩa tâm linh còn tượng trưng cho sự đầy đủ, sung túc trong gia đình.
Ngoài mâm cơm, người Việt còn thường chuẩn bị vàng mã để cúng ông Táo. Vàng mã được xem như tiền, vật phẩm dâng lên các vị thần, giúp họ có thêm phương tiện để sử dụng trên trời.
Cuối cùng là cá chép, con vật không thể thiếu trong mâm cúng ông Táo vì nó được xem là phương tiện đưa ông Táo về trời. Theo truyền thuyết cá chép sẽ hóa rồng, giúp Táo quân bay về trời. Sau khi cúng, cá chép thường được phóng sinh để cầu mong may mắn, phúc lộc.
Lễ vật cúng ông Táo để một năm may mắn
III. Tại sao nên cúng ông táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm?
Cứ độ khoảng cuối năm nhiều người lại thắc mắc vì sao cần chuẩn bị mâm cúng ông Táo về trời và nhất thiết phải là ngày 23 tháng Chạp, Food City sẽ cùng mọi người tìm hiểu về những nguyên nhân này nhé.
1. Tương truyền ngày 23 Táo quân cưỡi cá chép về trời báo việc dân gian cho Thượng Đế
Theo nhiều tích xưa để lại, ngày 23 tháng Chạp hay ngày 23 tháng 12 Âm lịch là thời điểm Táo quân cưỡi cá chép lên trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về mọi việc xảy ra trong gia đình trong năm qua.
Việc cúng ông Táo vào ngày này là để tiễn các vị thần lên trời, bày tỏ lòng thành kính và mong muốn Táo quân sẽ trình báo về những điều tốt đẹp của gia chủ, cầu cho Thượng Đế ban cho gia đình có một năm mới an lành.
Táo quân cưỡi cá chép về trời
2. Giờ thích hợp để cúng đưa ông Táo về trời
Ngoài câu hỏi cúng ông Táo ngày nào, nhiều người cũng thắc mắc về giờ nào nên đưa ông Táo về trời. Theo tục lệ, lễ cúng ông Táo thường được tiến hành vào buổi sáng hoặc trưa, đặc biệt cần diễn ra trước 12g trưa. Vì người ta tin rằng trong khoảng thời gian này, việc cúng bái sẽ thuận lợi hơn, các vị Táo quân sẽ kịp về trời để kịp báo cáo với Ngọc Hoàng.
Lịch ngày 23 Âm Lịch đưa ông Táo về trời
3. Khoảng thời gian thích hợp để rước ông Táo trở về nhà
Sau khi tiễn ông Táo về trời, người Việt thường đợi đến đêm giao thừa để rước ông Táo trở về nhà. Đây là thời điểm các vị thần trở lại trần gian, mang theo phúc lộc và bình an cho gia đình kịp lúc vào đầu năm mới.
Rước ông Táo về trong đêm giao thừa
IV. Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cơm ông công ông táo
Ngoài những vật phẩm cần có trong mâm cúng ông Táo kể trên, mọi người cũng cần lưu ý những điều sau để nhận được may mắn trong năm mới.
1. Xác định giờ cúng ông Táo thích hợp, không nên quá muộn
Giờ cúng ông Táo rất quan trọng, nên chọn giờ tốt, nhưng cũng không nên quá cứng nhắc mà cúng sau 12 giờ, vì sau đó cửa Thiên đình đã đóng ông Táo sẽ không kịp vào bẩm báo với Ngọc Hoàng.
2. Cách sắp xếp mâm cúng ông Táo
Mâm cúng ông Táo cần được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt. Các món ăn nên bày biện một cách trang trọng, tỉ mỉ để thể hiện lòng thành kính. Đặc biệt, cần đặt mâm cúng ở vị trí trang nghiêm, tránh nơi ồn ào.
3. Điều cần tránh trong nghi thức thả cá chép
Khi thả cá chép xuống sông, bạn nên chọn nơi có nguồn nước sạch, tránh xa khu vực có ô nhiễm. Hành động phóng sinh nên nhẹ nhàng, không nên ném cá từ xa hoặc làm cá bị thương, nếu không sẽ bị xem là có thái độ bất kính với thần linh.
Sử dụng thau chậu đựng để thả cá, tránh vứt rác bừa bãi
Hy vọng thông qua bài viết này, Food City sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về nghi lễ cúng ông Táo và những điều cần chuẩn bị cho một năm mới thật đầy đủ và may mắn!