Những sự thật thú vị về Tết Trung thu có thể bạn chưa biết

29/03/2024
Những sự thật thú vị về Tết Trung thu có thể bạn chưa biết
Tết Trung thu là một dịp ý nghĩa không chỉ Việt Nam mà còn nhiều nước ở Châu Á. Sự thật thú vị về ngày này là gì? Cùng Food City khám phá ở bài viết này nhé!

I. Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu

1. Nguồn gốc ngày Tết Trung thu

Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng tại nhiều quốc gia châu Á. Nguồn gốc của Tết Trung Thu được bắt đầu từ thời Đường – Trung Quốc. Sau này du nhập vào Việt Nam và được gắn liền với hình ảnh Hằng Nga và chú Cuội trong truyện cổ tích.
 
Theo truyền thống, Tết Trung Thu thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, là ngày trăng tròn sáng nhất trong năm, tượng trưng cho sự tròn đầy, trọn vẹn và tình cảm sum họp.
nguon-goc

2. Ý nghĩa ngày Tết Trung thu

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu là thể hiện sự đoàn kết, tình thân và tình cảm gia đình. Đây là một dịp để mọi người sum họp, chia sẻ niềm vui và kỷ niệm, thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ngày này còn là dịp để tôn vinh truyền thống văn hóa của dân tộc, giáo dục trẻ em về lòng hiếu thảo.

II. Những sự thật thú vị về Tết Trung thu

1. Ngày Tết trung thu có rất nhiều tên gọi

1.1. Tết Thiếu Nhi

Tết Trung Thu được gọi là Tết Thiếu Nhi bởi đây là một dịp đặc biệt dành riêng cho trẻ em. Trong ngày này, các em nhỏ được thỏa sức vui chơi, được nhận quà, đi rước đèn và chơi các trò chơi dân gian. Đây là một ngày lễ quan trọng để thể hiện lòng quan tâm và yêu thương của người lớn đối với những đứa trẻ.

1.2. Tết Đoàn viên

Sở dĩ được gọi là Tết Đoàn Viên bởi đây là dịp quan trọng để gia đình và người thân sum họp, đoàn tụ bên nhau. Trong ngày lễ này, mọi người thường dành thời gian để kết nối với gia đình, bạn bè và người thân yêu. Do đó, Tết Trung Thu được xem là dịp để mọi người quây quần, tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ.

1.3. Tết Trông trăng

Trung thu là một dịp trăng tròn và sáng nhất trong năm. Trong ngày lễ này, mọi người thường dành thời gian để ngắm trăng, tụ họp cùng gia đình và bạn bè dưới ánh trăng sáng. Do đó, Tết Trung Thu được gọi là "Tết Trông Trăng" để tôn vinh vẻ đẹp và ý nghĩa đặc biệt của trăng trong ngày lễ này.

2. Bánh trung thu từng là phong thư trong chiến tranh

Trong thời kỳ kháng chiến của người Hán chống lại triều đình Nguyên Mông, bánh Trung Thu được sử dụng như một cách để cất giấu các mật thư liên lạc. Nhờ vào việc bày bán công khai khắp nơi vào dịp Tết Trung Thu đã khiến chúng trở nên không đáng ngờ, giúp cho việc truyền thông tin trở nên an toàn và hiệu quả.
banh-trung-thu

3. Lễ hội múa Lân vào đêm trung thu

Theo truyền thuyết, việc múa lân trong lễ Tết Trung Thu bắt nguồn từ câu chuyện về Phật Di Lặc. Trong màn múa lân, thường có một nhân vật béo phì, đội mặt nạ với nụ cười lấp lánh, đại diện cho Phật Di Lặc, điều khiển và tương tác vui vẻ với con lân.
 
Lân được miêu tả như một sinh vật hung dữ, thường gây họa vào mỗi dịp Tết Trung Thu. Nhưng ông Địa hay Phật Di Lặc đã sử dụng cỏ linh chi để thu phục con lân, biến nó từ một sinh vật hung ác thành một người bạn đồng hành hiền lành. Từ đó, ông Địa cùng lân đi chơi trong ngày lễ Tết Trung Thu, mang lại niềm vui cho mọi người.
mua-lan

4. Vì sao trung thu lại ăn bưởi?

“Bưởi" trong tiếng Hán mang nhiều ý nghĩa khác nhau. "Bưởi" đồng âm với "Du Tử", tượng trưng cho những người xa quê nhớ về gia đình vào dịp Tết Trung Thu. Nó cũng đồng âm với "Hựu", biểu thị cho một cuộc sống bình an và đầy đủ. Đồng thời, "bưởi" còn đồng âm với "Hữu Tử", thể hiện sự kỳ vọng về sự sinh sôi và phát triển của con cái.
 
Do đó, bưởi là một phần không thể thiếu trong ngày Tết Trung Thu, bởi vì nó không chỉ đơn thuần là một món ăn truyền thống mà còn mang theo những ý nghĩa sâu sắc về tình cảm gia đình và may mắn. Trong nhiều văn hóa trên thế giới, bưởi được coi là một biểu tượng của sức khỏe và hạnh phúc gia đình.
vi-sao-tet-trung-thu-an-buoi

5. Trung Thu là khoảng thời gian để dự đoán thời tiết trong tương lai gần

Trung Thu là một thời điểm có thể dự đoán thời tiết và mùa màng trong năm tiếp theo. Nếu mặt trăng trong đêm Tết Trung Thu có màu vàng rực thì dự báo sẽ có một năm mùa màng tốt tươi. Nếu mặt trăng có màu u ám, mùa màng sẽ không được thuận lợi. Còn nếu mặt trăng có màu cam thì trong năm tiếp theo có thể sẽ thịnh vượng và phát triển mạnh mẽ.

6. Ngay cả NASA cũng thuộc lòng sự tích Trung Thu

Trong truyền thuyết, Hằng Nga là một biểu tượng về vẻ đẹp thanh khiết và dịu dàng của mặt trăng rằm. Theo câu chuyện, khi Hằng Nga uống thang thuốc trường sinh của chồng, cô trở thành bất tử nhưng không thể ở lại trần gian, chỉ có thể sống trên mặt trăng lạnh lẽo cùng với chú thỏ ngọc.
 
Truyền thuyết này thậm chí còn được ghi nhận bởi NASA trong nhật ký liên lạc với phi hành đoàn Apollo 11. Trước khi lên đường đến mặt trăng vào năm 1969, phi hành đoàn Apollo 11 đã cam kết sẽ tìm kiếm Hằng Nga và chú thỏ trên mặt trăng. Điều này minh chứng cho sức ảnh hưởng của truyền thuyết Trung Hoa trên toàn thế giới.

III. Tết Trung Thu có nét độc đáo riêng ở từng quốc gia

1. Việt Nam

Một nét đặc trưng của Tết Trung Thu ở Việt Nam là hoạt động rước đèn lồng. Trẻ em và người lớn cùng nhau làm và trang trí những chiếc đèn lồng đa dạng về hình dáng và màu sắc, sau đó mang đi rước đèn trên các con phố, từng ngõ ngách của làng quê đến các đại lộ của thành phố, tạo nên một bức tranh lung linh, rực rỡ.
 
Không chỉ có vậy, Tết Trung Thu ở Việt Nam còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, tương phùng, chia sẻ niềm vui và tình thân. Mọi người cùng thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh dẻo, bánh nướng, và các loại trái cây, cùng tham gia vào các trò chơi dân gian tạo nên không khí vui tươi, ấm áp khó quên.
viet-nam

2. Trung Quốc

Nét độc đáo riêng về Tết Trung Thu ở Trung Quốc là sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa và quan niệm tâm linh, tạo ra một không khí lễ hội phong phú và đặc sắc. Trong ngày này, người dân Trung Quốc thường tham gia vào các hoạt động như múa lân, múa rồng, thả đèn hoa đăng, thưởng rượu quế hoa hay múa đèn lồng.
Một điểm độc đáo nữa là việc sử dụng đèn lồng cỡ lớn và cỡ nhỏ đặc trưng của Trung Quốc. Đặc biệt, việc thả đèn lồng vào bầu trời để mong nhận được may mắn và sự an lành cũng là một phong tục độc đáo trong ngày Tết Trung Thu ở Trung Quốc.
trung-quoc

3. Thái Lan

Ở Thái Lan, họ không rước đèn hay múa lân, thay vào đó tất cả mọi người sẽ phải tham gia lễ cúng trăng, cầu nguyện trước bàn thờ Quan Thế m Bồ Tát và Bát Tiên, mong nhận được những điều may mắn và tốt đẹp. Trong dịp này, người Thái thường cúng bánh Trung Thu hình quả đào, tượng trưng cho niềm tin vào sự ban phước từ Bát Tiên.

4. Nhật Bản

Dù không còn sử dụng lịch âm như trước đây, người Nhật Bản vẫn duy trì và tổ chức Tết Trung Thu hai lần mỗi năm, hay còn gọi là lễ ngắm trăng Otsukimi.
Ngoài ngày 15/8 âm lịch, Otsukimi còn được tổ chức lần thứ hai vào ngày 13/9 âm lịch, được gọi là "trăng sau". Trong đêm này, người Nhật Bản thường tham gia ngắm trăng và thưởng thức mì ramen, khoai lang hay món bánh truyền thống Tsukimi Dango.
nhat-ban

IV. Mua quà Tết Trung Thu ở đâu chất lượng, uy tín?

Tết Trung Thu đã đến gần kề nhưng bạn còn phân vân về địa điểm mua quà chất lượng và uy tín? Food City sẽ là một lựa chọn đúng đắn nếu bạn cần những hộp quà Tết Trung Thu đẹp mắt, ý nghĩa nhưng cũng không kém phần sang trọng. Food City luôn đặt chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm lên hàng đầu, đảm bảo cho khách hàng có thể chọn được một sản phẩm ưng ý nhưng giá cả vô cùng phải chăng.
📍 Địa chỉ: 153 Liên Phường, Phước Long B, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
🌏 Website: https://foodcity.vn/ hoặc https://quatetchatluong.com/
🟠 𝐒𝐡𝐨𝐩𝐞𝐞: https://shopee.vn/shop/349923252
🔵 𝐋𝐚𝐳𝐚𝐝𝐚: https://www.lazada.vn/shop/food-city-viet-nam
⚪️ 𝐓𝐢𝐤𝐢: https://tiki.vn/cua-hang/food-city-viet-nam
📞 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0971 775 747 – Hỗ trợ KHDN: 0964 477 647
📮 𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: [email protected]

 
Qua bài viết trên, Food City hi vọng đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích, kiến thức thú vị về ngày Tết Trung Thu nhé!
.. liên hệ ngay
 
Nguyễn Thương
business card