Những điều thú vị trong Tết Trung Thu ở nước bạn

24/06/2024
Những điều thú vị trong Tết Trung Thu ở nước bạn
Trung Thu mỗi năm một lần, vậy bạn có từng thắc mắc các nước bạn đón ngày lễ này thế nào không? Và có những điều gì thú vị trong Tết Trung Thu ở đất nước họ.
Cùng Food City khám phá qua bài viết dưới đây nha!

1. Tết Trung Thu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Tết Trung Thu còn được gọi là “Tết Thiếu Nhi" chính vì vậy mà vào ngày này, các em thiếu nhi sẽ được nhận những món quà như lồng đèn, mặt nạ,... Các em còn được tham gia vào các hoạt động vui chơi do người lớn tổ chức như rước đèn, phá cỗ, múa lân trong tiếng trống náo nhiệt.
Vào mỗi tối 15 tháng 8 âm lịch, vừa lúc trăng tròn đầy rực rỡ, người Việt Nam cũng sẽ bày một mâm cúng bánh trái và cảm tạ trời đất vì đã mang đến mùa màng bội thu cho ngành nông nghiệp lúa nước.
 
Ngoài ra, Tết trung Thu của người Việt còn gắn liền với câu chuyện cổ tích Hằng Nga và Chú Cuội nên còn có tên gọi khác là “Tết Đoàn Viên". Có thể thấy ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam có rất nhiều ý nghĩa và hoạt động thú vị phải không nào? 

2. Tết Trung Thu ở Trung Quốc

Sự ra đời của Tết Trung Thu ở Việt Nam có chịu một phần ảnh hưởng từ văn hoá Trung Quốc. 
Vào dịp lễ này, người dân Trung Quốc cũng đều dành thời gian sum vầy bên gia đình và làm bánh trung thu. Những chiếc bánh nướng hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn, có nhân đậu xanh, trứng muối hoặc hạt sen.
Được xem là ngày lễ lớn thứ hai chỉ sau Tết Nguyên Đán, nên hoạt động múa lân diễn ra ở quốc gia này vô cùng náo nhiệt và là một phần không thể thiếu.

3. Tết Trung Thu ở Hàn Quốc

Trung Thu ở Hàn Quốc có ý nghĩa tương đồng với Trung Thu Việt Nam. Tuy nhiên, người Hàn xem đây là ngày lễ lớn thứ 2 của đất nước và họ có đến 3 ngày nghỉ lễ ăn mừng.
Với tên gọi là ngày Tết Chuseok - ngày lễ Tạ ơn, các thành viên trong gia đình Hàn Quốc sẽ cùng nhau làm lễ tạ ơn ông bà tổ tiên, về thăm quê nhà và đi tảo mộ để tỏ lòng thành kính.
 
Bên cạnh đó, vào dịp này ở Hàn Quốc sẽ có các hoạt động như múa Talchum, nhảy Ganggangsullae và ăn bánh Songpyeon.

4. Tết Trung Thu ở Nhật Bản

Tết Trung Thu ở Nhật Bản được gọi là Tsukimi, có nghĩa là “ngắm trăng”. 
Vào ngày này sẽ thường thấy hình ảnh của những chiếc bánh Tsukimi Dango tròn xoe, trắng mịn, được xếp chồng tỉ mỉ và đặt trên bàn thờ để dâng lên mặt trăng nhằm bày tỏ lòng biết ơn đến thần linh sau một mùa thu hoạch bội thu. 

5. Tết Trung Thu ở Campuchia

Khác với các nước kể trên, Tết Trung Thu 2024 ở Campuchia bắt đầu muộn hai tháng và diễn ra vào ngày 15 tháng 10 âm lịch. Theo phong tục vào đêm 15, người dân Campuchia sẽ tổ chức lễ hội “vái lạy trăng" (bái nguyệt tiết).
Mọi người sẽ bày đồ cúng vào khay gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía. Đem lễ vật để trên một chiếc chiếu lớn trước sân và cùng ngồi chờ trăng lên. Khi trăng lên trên đỉnh đầu cành cây, mọi người bắt đầu thành tâm vái lạy xin ban phước.

6. Tết Trung Thu ở Lào

Ở Lào, ngày Tết này có tên gọi là “Nguyệt phước tiết" - lễ hội trăng phước lành.
Diễn ra cùng thời điểm với nước ta, vào ngày này tất cả người dân Lào đều sẽ ăn mừng lễ hội. Khi mà hoàng hôn xuống, cũng là lúc mọi người tưng bừng múa hát.

7. Tết Trung Thu ở Thái Lan

Theo người dân Thái Lan, Trung Thu là “lễ cầu trăng". Là quốc gia với 90% dân số là tín đồ Đạo Phật nên vào đúng ngày trăng tròn tháng Tám, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế  m Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện điều lành cho gia đình.
Trên bàn thờ sẽ bày dĩa bánh có hình dạng trái đào với mong muốn dâng lên chúc thọ Quan Thế  m Bồ Tát. Đối với người dân Thái Lan, vào ngày này không thể thiếu những quả bưởi vì đây là biểu tượng của sự sum vầy, viên mãn.
Có thể thấy, người dân ở mỗi quốc gia có cách ăn mừng ngày Tết Trung Thu rất thú vị và khác nhau, từ các hoạt động đến đồ ăn truyền thống. Nhưng chung quy lại, vào ngày này mọi người đều sẽ dành lời cảm tạ trời đất và cầu mong điều tốt lành sau này. 
 
Hy vọng qua bài viết, Food City đã giúp bạn khám phá thêm những điều thú vị về ngày Tết Trung Thu ở các quốc gia láng giềng!
Phương Thảo